Xin chào!

Header Ads

Mô hình cờ là gì?

Mô hình cờ là gì?

Flag Pattern
Trong phân tích kỹ thuật, cờ là một mô hình giá di chuyển ngược, trong một khung thời gian ngắn hơn, so với với xu hướng giá đang thịnh hành được quan sát thấy trong một khung thời gian dài hơn trên biểu đồ giá. Nó được đặt tên như vậy vì cách nó gợi cho người xem về một lá cờ trên cột cờ.

Mô hình cờ được sử dụng để xác định khả năng tiếp tục xu hướng trước đó từ một điểm mà giá đã trôi ngược lại với cùng xu hướng đó. Nếu xu hướng tiếp tục, giá có thể tăng nhanh, khiến thời điểm giao dịch trở nên có lợi bằng cách nhận thấy mô hình cờ.

Mô hình cờ hoạt động như thế nào?

Cờ là vùng giá có sự củng cố chặt chẽ, cho thấy động thái ngược xu hướng diễn ra ngay sau một chuyển động giá theo hướng mạnh. Mô hình này thường bao gồm từ năm đến hai mươi thanh giá. Mô hình cờ có thể là xu hướng tăng (Bullish Flag - cờ tăng giá) hoặc xu hướng giảm (Bearish Flag - cờ giảm giá). Đáy của cờ không được vượt quá điểm giữa của cột cờ trước đó. Mô hình cờ có năm đặc điểm chính: 

+ Xu hướng trước đó.

+ Kênh củng cố. 

+ Mô hình khối lượng.

+ Đột phá.

+ Xác nhận giá di chuyển theo cùng hướng với đột phá.

Các mô hình tăng giá và giảm giá có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác nhau về hướng của xu hướng và sự khác biệt nhỏ về mô hình khối lượng. Mô hình khối lượng tăng giá tăng trong xu hướng trước đó và giảm trong quá trình củng cố. Ngược lại, mô hình khối lượng giảm giá tăng trước và sau đó có xu hướng giữ nguyên vì xu hướng giảm giá có xu hướng tăng khối lượng theo thời gian. 

Mẫu hình cờ cũng được đặc trưng bởi các điểm cao và điểm thấp song song nhau. Nếu các đường này hội tụ lại thì nó sẽ là các mẫu mẫu hình nêm (Wedge Pattern) hoặc mẫu hình cờ đuôi nheo (Pennant Pattern). Các mẫu hình này nằm trong số các mẫu hình đáng tin cậy nhất mà các nhà giao dịch sử dụng vì chúng tạo ra một điểm vào vị thế giao dịch theo một xu hướng hiện tại đã sẵn sàng để tiếp tục.

Các mô hình cũng tuân theo cùng một khối lượng và các mô hình đột phá. Các mô hình được đặc trưng bởi khối lượng giao dịch giảm dần sau khi tăng ban đầu. Điều này ngụ ý rằng các nhà giao dịch ít muốn thúc đẩy xu hướng đang thịnh hành hơn trong việc tiếp tục mua hoặc bán, do đó tạo ra khả năng các nhà giao dịch và nhà đầu tư mới sẽ đón nhận xu hướng với sự nhiệt tình, đẩy giá lên cao hơn với tốc độ nhanh hơn bình thường.

Ví dụ:

Trong ví dụ này về mô hình cờ tăng giá (Bullish Flag), hành động giá tăng trong quá trình di chuyển xu hướng ban đầu và sau đó giảm qua vùng hợp nhất. Sự đột phá có thể không phải lúc nào cũng có khối lượng giao dịch lớn, nhưng các nhà phân tích và nhà giao dịch thích thấy một sự đột phá vì nó ngụ ý rằng các nhà đầu tư và các nhà giao dịch khác đã tham gia vào đồng tiền ảo đó trong một làn sóng nhiệt tình mới. 

Bullish Flag

Trong mô hình cờ giảm giá (Bearish Flag), khối lượng không phải lúc nào cũng giảm trong quá trình củng cố. Lý do là các động thái giá giảm, có xu hướng giảm thường được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và lo lắng của nhà đầu tư về giá giảm. Giá càng giảm, các nhà đầu tư còn lại càng cảm thấy cấp bách phải hành động.

Do đó, những động thái này được đặc trưng bởi các mẫu khối lượng cao hơn mức trung bình (và tăng). Khi giá dừng lại đà giảm, khối lượng tăng có thể không giảm mà giữ ở mức nhất định, ngụ ý sự tạm dừng trong mức độ lo lắng. Vì mức khối lượng đã tăng, nên sự đột phá xuống có thể không rõ rệt như trong sự đột phá lên trong một mẫu hình tăng giá.

Bearish Flag

Cách giao dịch theo mô hình cờ:

Sử dụng sự đa năng của mô hình cờ, nhà giao dịch có thể thiết lập chiến lược giao dịch bằng cách xác định ba điểm chính: điểm vào vị thế (Entry), điểm dừng lỗ (Stop Loss) và điểm lợi nhuận (Profit Target)

1. Đểm vào vị thế (Entry): Mặc dù cờ cho thấy xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, nhưng nên chờ đến khi có sự đột phá ban đầu để tránh tín hiệu sai. Nhà giao dịch thường kỳ vọng vào lệnh cờ vào ngày sau khi giá phá vỡ và đóng cửa trên (vị thế mua -Long Buying) đường xu hướng song song phía trên. Trong mô hình giảm giá, họ vào vị thế vào ngày sau khi giá đóng cửa dưới (vị thế bán - Short Selling) đường xu hướng song song phía dưới.

2. Cắt lỗ (Entry Price): Nhà giao dịch thường kỳ vọng sử dụng phía đối diện của mô hình cờ làm điểm cắt lỗ. Ví dụ: nếu đường xu hướng trên của mô hình là 55 đôla và đường xu hướng dưới của mô hình là 51 đôla, thì một mức giá nào đó dưới 51 đôla sẽ là nơi hợp lý để đặt lệnh cắt lỗ cho một vị thế mua. 

3. Mục tiêu lợi nhuận (Profit Target): Các nhà giao dịch bảo thủ có thể muốn sử dụng sự khác biệt, được đo bằng giá, giữa các đường xu hướng song song của mô hình cờ để đặt mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ, nếu có sự khác biệt là 4 đôla và điểm vào vị thế mua là 55 đôla, nhà giao dịch sẽ đặt mục tiêu lợi nhuận ở mức 59 đôla. Một cách tiếp cận lạc quan hơn sẽ là đo khoảng cách giữa mức cao của mô hình và chân cột cờ để đặt mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ, nếu giá thấp nhất của cột cờ là 40 đôla và đỉnh của cột cờ là 65 đôla và nếu điểm vào vị thế là 55 đôla, thì mục tiêu lợi nhuận mà nhà giao dịch có thể mong đợi đạt được sẽ là 80 đôla (55 đôla cộng với 25 đôla (65 đôla - 40 đôla)).

Ngoài ba mức giá chính này, các nhà giao dịch nên chú ý đến các lựa chọn về quy mô của vị thế và xu hướng chung của thị trường để tối đa hóa thành công khi sử dụng mô hình cờ để điều hướng các chiến lược giao dịch của mình.

Tóm lại:

Cờ là một mẫu biểu đồ kỹ thuật di chuyển ngược lại với hành động giá đang thịnh hành trong thời gian ngắn. Các nhà giao dịch sử dụng các mẫu biểu đồ và các chỉ báo kỹ thuật khác để đánh giá hành vi có thể xảy ra của các tác nhân thị trường khác, điều này sẽ quyết định biến động giá trong tương lai. Cũng giống như các mẫu biểu đồ khác, cờ đôi khi có thể đưa ra tín hiệu sai, vì vậy điều quan trọng là phải tìm kiếm sự xác nhận trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

N.P.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.